Từ “cây nhà, lá vườn” đến sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia

Từ “cây nhà, lá vườn” đến sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia

Từ “cây nhà, lá vườn”
 
đến sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia

Tại quyết định số 2890/BND-VPĐP về việc “Phê duyệt đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) cấp Quốc gia năm 2020”, ngày 30/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công nhận 20 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia, trong đó có sản phẩm Chè tôm nõn của Hợp tác xã chè Hảo Đạt. Đây là niềm chung của những người trồng chè và làm trà trên vùng đất Tân Cương nói riêng và những người làm nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Được thành lập từ tháng 12/2016 với 8 thành viên và hơn 50 hộ liên kết cung cấp chè nguyên liệu. Ngay từ đầu, Hợp tác xã  chè Hảo Đạt đã chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu chè đầu vào của Hợp tác xã  luôn đạt chất lượng cao, cũng như các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm.

https://special.nhandan.vn/tu-cay-nha-la-vuon-den-san-pham-OCOP-5-sao-quoc-gia/assets/zPNNBmyckH/2-1920x1080.jpg

Tính đến nay, Hợp tác xã  chè Hảo Đạt đã có trên 30 thành viên với vùng chè nguyên liệu hơn 10 ha, hệ thống nhà xưởng có tổng diện tích trên 2.000m2, dây chuyền sản xuất khép kín, được tự động hóa 70%, công suất từ 4,0 - 4,5 tấn chè búp tươi/ngày.

Hiện mỗi năm Hợp tác xã  chè Hảo Đạt chế biến được khoảng 1.500 tấn chè búp tươi, cung cấp ra thị trường từ 250 - 350 tấn chè búp khô chất lượng, với các dòng sản phẩm chính như: chè Đinh, chè Tôm nõn, chè Móc câu, chè Bát Tiên… với giá bán dao động từ 250.000 đồng/kg đến 2.500.000 đồng/kg.

https://special.nhandan.vn/tu-cay-nha-la-vuon-den-san-pham-OCOP-5-sao-quoc-gia/assets/LQ4c68AaRl/7-1920x1080.jpg

Đặc biệt, hiện Hợp tác xã  chè Hảo Đạt có chè Tôm nõn đã được xếp hạng OCOP 5 sao Quốc gia từ 30/6/2021. Còn 2 sản phẩm chè là Móc câu và Đinh được xếp hạng OCOP 4 sao. Doanh thu hàng năm của Hợp tác xã tăng trưởng đều đặn, trung bình đạt khoảng 5-6 tỷ đồng, lợi nhuận 1,5 – 2 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20-30 lao động với mức thu nhập bình quân từ 4,5 đến 6,0 triệu đồng/ người/ tháng và khoảng 30 lao động thời vụ với mức lương thỏa thuận.

Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía bắc. Đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận: Cây chè phát nguyên từ một vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95o đến 120o Đông, trục Bắc Nam từ vĩ đ 29o đến 11o Bắc.

Theo thư tịch cổ Việt Nam

Trong tiêu chí OCOP 5 sao cấp Quốc gia, được nhấn mạnh ba nội dung: Đánh giá sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị sản phẩm và chất lượng sản phẩm đảm bảo phát triển bền vững cho điểm du lịch nông thôn của hợp tác xã; xây dựng khu không gian văn hóa trà rộng rãi tại điểm dừng nghỉ của hợp tác xã, khu chế biến hiện đại, chế biến chè thủ công; nhà thưởng thức trà, khu đóng gói thành phẩmsao chè thủ công, khu sinh hoạt cộng đồng, nhà chế biến và trưng bày sản phẩm. 

CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ VƯƠN XA ...

Trao đổi với chúng tôi, chị Đào Thanh HảoGiám đốc Hợp tác xã  Chè Hảo Đạt cho biết, từ 5 năm về trước Hợp tác xã  đã ý thức được việc đưa khoa học công nghệ vào vườn chè để sản xuất, thí dụ như ứng dụng tưới tự động, tiết kiệm cho cây chè, vừa tiết kiệm nước, vừa giúp cây sinh trưởng tốt hơn, vừa giảm công lao động… Đến việc sao chè cũng đưa máy móc vào công đoạn này để bán tự động, chất lượng không ảnh hưởng mà số lượng được nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn.

Play

PlaySeek00:00Current time00:00Toggle MuteVolumeToggle Fullscreen

Tất cả các sản phẩm của chè Hảo Đạt đều có mã QR và việc quản lý chất lượng sản phẩm chè cũng được ứng dụng chuyển đổi số.

Đặc biệt, việc bán hàng trong năm 2021 vừa qua của Chè Hảo Đạt chủ yếu được giao dịch qua các sàn thương mại điện tử. Nhờ sự hỗ trợ rất kịp thời của tỉnh đối với doanh nghiệp trong chuyển đổi số, ngay cả khi dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, doanh thu của Hợp tác xã  không bị ảnh hưởng gì mà thực tế còn tăng lên nhiều so với cùng kỳ năm trước. Chị Chị Đào Thanh Hảo chia sẻ thêm.

Với tư duy mới trong sản xuất nông nghiệp, không chỉ sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng mà còn tạo thêm giá trị gia tăng từ sản phẩm nông nghiệp, đó là gắn với các hoạt động quảng bá, giới thiệu, thăm quan trải nghiệm về truyền thống, văn hóa, đặc sản của vùng miền.

https://special.nhandan.vn/tu-cay-nha-la-vuon-den-san-pham-OCOP-5-sao-quoc-gia/assets/ShoEF71u0F/103-1295x728.jpg

Năm 2021, Hợp tác xã Chè Hảo Đạt tiến hành mở rộng quy mô sản xuất và đưa chương trình du lịch sinh thái vào hoạt động như: Khách hàng đến trải nghiệm không gian thanh bình của vùng chè đặc sản Tân Cương, tại đây ngoài được tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc cây chè, thăm quan quy trình trồng và chăm sóc chè, thăm quan đồi chè và trải nghiệm cuộc sống nhà nông; khách du lịch được tự tay hái chè, sao chè bằng tay, pha trà, đóng chè,.., thưởng thức những chén trà xanh sóng sánh với mùi thơm dịu nhẹ, vị đắng chát nhưng ngọt hậu của vùng chè đặc sản Tân Cương.

https://special.nhandan.vn/tu-cay-nha-la-vuon-den-san-pham-OCOP-5-sao-quoc-gia/assets/gPY7r4MVqc/4-2560x1440.jpg

Lựa chọn mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái đang là cách làm sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, từ đó giải quyết thêm nhiều việc làm cho thành viên và người lao động của các Hợp tác xã; đồng thời tạo thêm giá trị gia tăng từ sản phẩm nông nghiệp, điều đó không chỉ khẳng định thương hiệu của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt mà còn mở ra hướng đi mới cho bà con vùng chè đặc sản Tân Cương. Với những sản phẩm độc đáo, chất lượng, qua đó để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, giúp người nông dân gắn bó với nông nghiệp, nông thôn; từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh doanh dịch vụ, tạo thành chuỗi giá trị hiệu quả bền vững và cũng là góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” của thành phố Thái Nguyên cũng như toàn tỉnh giai đoạn 2019-2025.